26 thg 8, 2012

Chi phí tăng + giá vé giảm - hàng không lãi ít kỷ lục

(Viet Aviation) Giả sử một chuyến bay của US Airways (Hoa Kỳ) bán 100 vé với giá 146 Mỹ kim một chiều cho các tuyến nội địa (292 Mỹ kim cho vé khứ hồi), cộng thêm 18 Mỹ kim phụ thu thì US Airways sẽ thu lợi nhuận là bao nhiêu?


Câu trả lời sẽ khiến bạn rất bất ngờ: Lợi nhuận hầu như bằng 0!

Một vài người trên mỗi chuyến bay sẽ trả tiền bảo hiểm và chi phí cho hành khách hủy chuyến hoặc hành lý thất lạc. Một hành khách tiếp theo sẽ trả tiền sửa xe đẩy và bảo trì hệ thống oxygen và máy trợ tim trên phi cơ.

“Bạn chỉ thấy phần nổi của tảng băng chìm”, cựu CEO Gordon Bethune nói. “Hành lý không thể tự di chuyển nên trong lúc vận chuyển dĩ nhiên sẽ có hư hại. Chuyện này không bao giờ dứt”.

US Airways First Class. Airbus A330-200

Chi phí cho nhiên liệu đã vượt qua tiền lương để trở thành thứ tốn kém nhất đối với các hãng hàng không. Trong 100 hành khách trên, tiền vé của 29 hành khách sẽ chi cho việc đổ xăng máy bay và 20 hành khách cho trả lương nhân viên.

Tiêu tốn nhiên liệu tính trên đầu người đã giảm đáng kể do các hãng sử dụng máy bay có hiệu quả hơn, lớn hơn và hiện đại hơn. Năm 2000, US Airways tốn bình quân 28.6 gallons nhiên liệu / hành khách, năm ngoái con số này chỉ còn 22.5 gallons.

Tuy nhiên giá nhiên liệu tăng vọt, nên ít nhiên liệu hơn, chở nhiều hành khách hơn nhưng hóa đơn xăng máy bay lại tăng gấp 3 lần từ năm 2000 đến 2011 và đạt 32 tỷ Mỹ kim.

Tiếp theo là tiền cho đội tàu bay bao gồm thuê và mua máy bay. Chi phí này có tiền động cơ dự phòng, bảo hiểm hàng không trong trường hợp tai nạn. 16 / 100 hành khách phải trả tiền cho phí tổn này.

Theo US Airways, 14 hành khách tiếp theo phải đóng thuế liên bang. Số tiền này góp cho Cơ quan hàng không Liên bang Hoa Kỳ cộng với các chi phí an ninh tăng vọt từ sau sự kiện 11 tháng 9. Thuế nhiên liệu cũng được tính vào giá vé. Tính gộp các loại thuế hành khách phải đóng còn lớn hơn số tiền họ trả cho cước hành lý.

Chi phí bảo dưỡng tốn kém vé của 11 hành khách. Phí này gồm bảo trì và sửa chữa phi cơ ở Philadeldia, phí cho xe vận tải, xe dọn rác, xe thang... Chỉ một số ít các hãng có trách nhiệm bảo dưỡng đội bay của họ rất tỉ mỉ. Các bộ phận trong máy bay thường xuyên hỏng hóc và cần thay thế. Sau 5 hay 6 năm máy bay cần đại tu một lần.

Các “chi phí khác” sẽ do 9 hành khách chi trả trong đó có tiền cho thức uống “miễn phí”. Ngày nay một số hãng bắt khách trả tiền đồ ăn và nước uống trên máy bay. Nhưng họ vẫn phải đóng tiền cho phi trường để thuê cổng và tiền làm dịch vụ check-in. Tiền quảng cáo cũng được tính vào “các chi phí khác”.

Phí hạ cánh tốn mất 2% thu nhập của hãng hàng không, tương đương với 2/100 hành khách. Phí cho sân bay tùy thuộc vào trọng lượng của máy bay.

18 Mỹ kim phụ thu trả tiền cho kiểm tra hành lý, in vé, sắp xếp chỗ ngồi và làm thủ tục hải quan.

Nội thất Airbus A320 US Airways

Vậy trong số 100 hành khách, tiền vé của 99 người đã chi cho các chi phí. Vậy hãng hàng không chỉ còn lời... 1 vé!

Theo Robert Isom - COO của tập đoàn US Airways đây là con số đã được làm tròn, thực tế thì không hẳn hãng hàng không đã lời 1 vé!

Sự bất thường của thời tiết, các cơn bão, sự cố hủy chuyến, uy hiếp an toàn bay... cũng khiến chi phí tăng vọt. Theo Bureau of Labor Statistic, chi phí hành lý cho các hãng hàng không tại Hoa Kỳ là 3.4 tỷ USD. Phí hủy và đổi chuyến mất 2.4 tỷ USD.


“Đây là ngành kinh doanh điên rồ, có quá nhiều chi phí mà bạn không bao giờ biết hết được” - cựu CEO Gordon Bethune.

Hải Vũ
Theo: WSJ, Photo: Airliners.net



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét